Sat, 04 / 2015 12:53 am | helios

Tên khoa học :

Ochna integerrima, họ thực vật Ochnaceae.
Còn được gọi là Lạp mai (lạp hay sáp ong, màu vàng tươi của hoa được so sánh với màu sáp, có thuyết cho rằng.. lạp nguyệt là tháng chạp, và lạp mai là loại mai cho hoa nở vào một lần vào tháng chạp)
Đây là cây hoa đặc thù, biểu tượng cho Tết tại miền Nam Việt Nam.
Cây mọc hoang dại trong các khu rừng miền Trung và miền Nam Việt Nam, rất de trồng từ Quảng Trị đến Cà Mâu. Vùng biên giới Lào-Việt (Thường đức- Quảng Nam) có những rừng mai rất lớn.
Mai vàng được xem là loài cây của Ấn độ, Miến điện, Bán đảo Mã lai và Đông dương.. cây thích hợp với các vùng rừng còi và rừng thưa, ẩm ở cao độ dưới 1200m
6951719784_002890fc79_z
Mai Vàng
Sách sử Việt ghi chép, thời Đường người Việt tại Giao châu đã phài tiến cống cho Tàu cây Mai vàng vào mỗi dịp Tết (?)
Cây thuộc loại tiểu mộc, trung bình, cao 3-7 m, phân cành nhánh thưa, dài. Lá đơn không lông, mọc cách, màu xanh nhạt bóng, mềm, mép lá có răng cua nhỏ. Hoa mọc thành cụm , tạo chùm nhỏ ở nách lá, có cuống ngan. Hoa có 5 cánh đài màu xanh bóng, không khép kín để che nụ. Tràng hoa mỏng từ 5-10 màu vàng tươi (hiện nay các nhà vườn đã tạo được nhiều giống mai có hoa có đến 20 cánh tràng), dễ rụng . Hoa có nhiều nhị, bầu hoa có 3-10 múi, mỗi múi là một noãn. Quả thuộc loại hạch quả.. Cây ra hoa trong các tháng 1-4
Tại Việt Nam còn có loài Mai vàng thơm (Ouratea lobopetala, họ Ochnaceae) , mọc thành bụi, hoa vàng rất thơm, thường gặp tại các tỉnh miền Trung.
Mai vàng ít được sử dụng làm dược liệu, tuy nhiên vỏ thân cũng được dùng làm thuốc bổ, ngâm rượu để trợ giúp tiêu hóa. Lá non được dùng ăn sống thay rau tại Lào và Kampuchea.
Những nghiên cứu mới tại ĐH Chulakongkorn (Bangkok, Thái Lan) ghi nhận trong vỏ non của Mai vàng có những flavonoids như 6''-hydro xylophirone B và beta-glucoside của chất này..(Journal of Natural Products Số 65-2000); trong lá cũng có nhiều flavonoids khác gọi chung dưới tên ochnaflavones (Phytochemistry Số 56-2001).

Bài viết cùng chuyên mục